Các công ty chứng khoán thay mặt các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều chỉnh các khoản nợ của các doanh nghiệp niêm yết nên vì sao các ngân hàng lập ra công ty chứng khoán của mình hay góp khoảng 90% vốn vào công ty chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là gì:
- Cái chợ để các nhà đầu tư mua bán các khoản nợ của doanh nghiệp ngắn hạn, dài hạn.
- Để các ngân hàng lập công ty chứng khoán riêng của họ quản lý các khoản nợ và bán các khoản nợ.
- Nơi để rửa tiền bẩn thành sạch.
- Khi doanh nghiệp A vay ngân hàng đến một mức quá cao, vượt tỷ lệ an toàn thì ngân hàng không cho doanh nghiệp A vay nữa mà ép doanh nghiệp A phải niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, công ty chứng khoán của ngân hàng sẽ tư vấn niêm yết, các cổ phiếu của doanh nghiệp A phải mở tài khoản ở công ty chứng khoán của ngân hàng để ngân hàng quản lý khoản nợ của doanh nghiệp A.
Khi lên sàn chứng khoán thì mục đích của ngân hàng:
- Kéo cổ phiếu của doanh nghiệp A (khoản nợ của A) tăng cao để bán cho nhỏ lẻ.
- In cổ phiếu của A mới đưa cho nhà đầu tư và nhà đầu tư nộp tiền thật cho doanh nghiệp A, để A trả tiền ngân hàng.
- Khi doanh nghiệp A có khả năng vỡ nợ trên sàn thì ngân hàng sẽ thay đổi lãnh đạo, tái cấu trúc khoản vay. Nếu thấy bất an thì cho xuống sàn Upcom, hủy niêm yết và phá sản.
Cổ phiếu là khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Mua bán cổ phiếu là mua bán khoản nợ đó.
Đội lái các cổ phiếu là sân sau của các ngân hàng. Mà các ngân hàng này là chủ nợ của các doanh nghiệp có cổ phiếu bị lái. Hay chưa!
Game của ông chủ ngân hàng là chủ nợ của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán như sau:
Game 1:
- Khi lên sàn thì kéo cổ phiếu A (khoản nợ A) lên giá đỉnh và bán 100% khoản nợ (cổ phiếu A) cho nhà đầu tư ở giá đỉnh.
- Ngồi chờ 3-4 tháng, nhà đầu tư bán tháo 100% cổ phiếu A ở giá đáy và ngân hàng mua vào. Tiền của nhà đầu tư mất chạy vào túi ngân hàng.
Game 2:
- Khi kéo cổ phiếu lên đỉnh và bán hết 100% khoản nợ cho nhà đầu tư nhưng tiền nhà đầu tư còn nhiều quá, muốn mua nữa mà hết cổ phiếu rồi. Thế là ngân hàng chỉ đạo doanh nghiệp phát hành cổ phiếu A mới, tức in ra trên máy tính và đưa cho nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp tiền cho ngân hàng. Lúc này bán khoảng 30% khoản nợ mới (cổ phiếu A mới) nữa nhà cho nhà đầu tư. Tổng khoản nợ của doanh nghiệp là 130% và chủ nợ là nhà đầu tư mua cổ phiếu vùng đỉnh.
- Ngân hàng ngồi chờ 3-4 tháng, nhà đầu tư bán tháo 130% cổ phiếu A ở giá đáy và ngân hàng mua vào. Tiền của nhà đầu tư mất chạy vào túi ngân hàng.
- Lúc này khoảng nợ của doanh nghiệp A với ngân hàng tăng lên 130%. Lúc đầu có 100% à. Do đó khi doanh nghiệp A càng phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thì lại nợ ngân hàng nhiều hơn.
Khi doanh nghiệp A phát hành tăng vốn điều lệ lên mức vượt ngưỡng an toàn, tức nợ quá nhiều, không kiểm soát được thì chủ nợ (ngân hàng) sẽ có biện pháp sau:
- Lập công ty sân sau bơm tiền mới vào mua và sỡ hữu doanh nghiệp A, tái cấu trúc khoản nợ cho an toàn sau đó quay lại trò chơi như xưa: Kéo cổ phiếu lên và bán cho nhà đầu tư tiếp.
- Khi nợ quá cao nữa thì chủ nợ (ngân hàng) phải bán khoảng nợ cho nhà đầu tư nước ngoài (họ đem ngoại tệ vào).
- Sau 1 thời gian doanh nghiệp A niêm yết trên sàn chứng khoán thì A ko còn là của họ nữa mà là của ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài.
Kết luận: Mục đích các ngân hàng lập ra công ty chứng khoán là để bán các khoản nợ xấu của ngân hàng với giá cao cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và kiếm lợi khủng.