Ngân hàng nhà nước (NHNN) bơm tiền cho ngân thương mại (NHTM) bằng cách:
1. Bấm vài con số trong tài khoản bank tổng của NHTM.
Ví dụ: Vietcombank muốn có 1.000 tỷ VND thì NHNN bấm trên hệ thống máy tính của VCB là 1.000 tỷ VND và enter, 2 giây trong tài khoản tổng VCB hiện 1.000 tỷ VND, giống như bạn chuyển tiền cho tôi vậy.
2. NHNN quy định NHTM 1 tháng chỉ được tạo ra bao nhiều tiền từ máy tính thôi, không được tạo vượt mức cho phép, sẽ gây lạm phát, ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của NHNN.
Khi bạn, doanh nghiệp tới vay ngân hàng:
- Bạn, doanh nghiệp thế chấp tài sản đảm bảo
- Ngân hàng thương mại chỉ làm nhiệm vụ gõ con số vào tài khoản của bạn, của doanh nghiệp
Ví dụ: bạn tới vay tiền 1 tỷ VND, thế chấp cái nhà, ngân hàng kêu bạn mở tài khoản bank và họ đánh 1.000.000.000 VND vào tài khoản của bạn. Thế là xong. Tiền từ máy tính tạo ra là vậy.
Đây là nguyên lý "Dự trữ bán phần" của Ngân Hàng. Đọc trên giáo trình chuyên ngành có những từ ngữ rắc rối, phức tạp lắm. Đọc trên trang "Tạo Lập Chứng Khoán" dễ hiểu hơn nhiều.
Khi bạn cầm 10 tỷ VND tiền giấy vào ngân hàng gửi tiết kiệm thì ngân hàng sẽ in ra được khoảng 90-100 tỷ VND tiền tồn tại trên máy tính bank. Kì diệu chưa
Khi Chính phủ đem 100 tỷ VND tiền giấy gửi vào ngân hàng thương mại thì bank thương mại tạo ra khoảng 900-1.000 tỷ VND tiền tồn tại trên máy tính ngân hàng thương mại đó.
Khi bank thương mại thiếu tiền giấy thì họ:
1. Cầm tài sản đảm bảo đưa NHNN và NHNN in ra 100 tỷ VND tiền giấy gửi vào Ngân hàng thương mại đó
2. Từ 100 tỷ VND tiền giấy, Ngân hàng thương mại tạo ra 900-1.000 tỷ tiền trên máy tính bank.
Có bạn làm ở Bank phản bác: Vay xong thì dân rút tiền mặt hồi nào cũng được, hoặc có tiền mặt sau khi giải ngân luôn.
Giải thích: cho dù nhu cầu xài tiền mặt hay chuyển khoản thì đầu tiên bank cũng gõ con số tiền vào tài khoản của người vay.
Sau đó muốn xài kiểu gì xài, cuối cùng tiền giấy vẫn quay về hệ thống ngân hàng thôi.
Lượng tiền giấy lưu thông ngoài xã hội vẫn ko thay đổi, chỉ có tiền máy tính được in ra.