Những deal “ngầm” của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG).
I. Vận mệnh đổi đời của ông Hoàng Quốc Việt – Chủ tịch NHG:
- Thành lập vào tháng 8/1999 bởi ông Hoàng Quốc Việt (SN 1971), Nguyễn Hoàng Group ban đầu chỉ là một cửa hàng máy tính tại đường Bùi Thị Xuân, quận 1, Tp. HCM, chuyên kinh doanh phân phối máy tính, tức là nhập máy tính cũ, mới ở nước ngoài với giá rẻ về Việt Nam bán.
- Ông Việt có mối quan hệ với đối tác nước ngoài và họ chuyển ngoại tệ về VN để đầu tư và ông Việt trở thành đại diện vốn của họ
- Nhờ có tiền ngoại tệ hơn 10 triệu USD nên Nguyễn Hoàng thuê đất giá rẻ và mở Trung tâm dạy nghề tư thục công nghệ thông tin không gian mạng vào năm 2006. Tới năm 2008, trung tâm này chuyển đổi thành trường cao đẳng nghề CNTT iSpace và hiện là trường cao đẳng an ninh mạng iSpace.
II. Nhìn thấy cơ hội lớn ở lĩnh vực đào tạo giáo dục ở Việt Nam
- Những năm 2003-2005, Nhờ giao lưu với những người làm lĩnh vực giáo dục ở các nước Anh, Mỹ, Úc,.. nên ông Việt hiểu về lĩnh vực này, cộng thêm những chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước VN với những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực đào tạo giáo dục như:
1. Tăng vốn điều lệ kèm với chính sách chấp nhận không chia cổ tức trong 5-10 năm
2. Huy động tiền từ phụ huynh học sinh
3. Việc tham gia đầu tư vào thị trường giáo dục, đặc biệt ở các tỉnh cũng giúp được nhiều ưu đãi như: Giao đất miễn tiền sử dụng đất ở các địa phương, ưu đãi thuế 22% thay vì 28% (hiện nay là 10%, bằng một nửa so với lĩnh vực kinh doanh khác), ngoài ra các tỉnh sẽ có chính sách ưu đãi khác như cho vay không lãi suất hoặc vay với lãi suất thấp.
4. Phụ huynh Việt Nam chi đến 47% thu nhập đầu tư cho giáo dục con cái. Mỗi năm, người Việt chi khoảng 3 tỷ USD cho con du học, nhất là bạc phổ thông, trung học và đại học, cao đẳng.
- Đến tháng 7/2007, doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo mô hình quản trị tập đoàn và bước chân vào lĩnh vực giáo dục với tên công ty là CTCP Công nghệ và Giáo dục Nguyễn Hoàng có vốn điều lệ 105 tỷ đồng do ông Hoàng Quốc Việt làm Tổng giám đốc.
III. Tập đoàn giáo dục Việt Nam Nguyễn Hoàng Group gặp rủi ro khi lao vào đầu cơ bất động sản ở đỉnh năm 2018-2019:
- Đến tháng 1/2019, Nguyễn Hoàng Group tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng và có ngành nghề kinh doanh chính là:
1. Tập đoàn giáo dục
2. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất và
3. Mua bán máy vi tính, linh kiện điện tử - viễn thông...
- Mô hình kinh doanh của Nguyễn Hoàng Group:
1. Lấy tiền VND từ lĩnh vực kinh doanh giáo dục và tiền ngoại tệ từ Mua bán máy vi tính, linh kiện điện tử - viễn thông. Dự kiến hơn 300 triệu USD
2. Liên hệ UBND các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Quy Nhơn, Nha Trang,…để đầu tư vào giáo dục và được cấp đất quy mô lớn từ 10-75 ha với giá rẻ, ưu đãi thuế, được các ngân hàng cho vay 0 lãi suất hay lãi suất thấp.
3. Khi có đất rồi thì Nguyễn Hoàng Group chỉ sử dụng 30% xây trường học, còn lại là xây dự án bđs du lịch, căn hộ cao cấp, biệt thự,…để bán giá cao. Ai ngờ tham giá bất động sản giá đỉnh năm 2018-2019 mới dẫn đến thất bại.
- Trải qua dịch Covid năm 2021 và Nguyễn Hoàng Group thua lỗ năng hơn 4.000 tỷ đồng nên tháng 7/2022, phải thuê JPMorgan để tư vấn bán cổ phần cho tập đoàn này, với kỳ vọng đạt mức định giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến tháng 12/2022, Reuters cho biết việc bán cổ phần đã tạm dừng do không đạt được mức giá kỳ vọng.
Rồi đến tháng 5-2024, Nguyễn Hoàng Group tìm kiếm khoảng 150-200 triệu USD cho mỗi trường đại học đang được chào bán. DealStreetAsia đã liên hệ với Nguyễn Hoàng Group, Deloitte và Viet Capital nhưng chưa nhận được phản hồi.
IV. Những nhà đầu tư nào sẽ mua 2 trường Đại học Hoa Sen và Đại học Hồng Bàng của Nguyễn Hoàng Group:
1. Các quỹ đầu tư kền kền nước ngoài
- Họ có dư tiền ngoại tệ 200 triệu USD. Họ mua thì sẽ đem ngoại tệ vào VN. NHNN có thêm dự trữ ngoại tệ
- Họ chỉ quan tâm đến các lô đất của Nguyễn Hoàng Group.
- Họ sẽ duy trì hệ thống 2 trường Đại học này thêm vài năm, sau đó bán cho nhóm khác hay xóa bỏ 2 trường Đại học này luôn để lấy đất xây trung tâm thương mại, dự án bds cao cấp trên 2 ngồi trường Đại học.
2. Đảng và Nhà nước:
- Các công ty sân sau của Nhà nước thông qua các Ngân hàng là chủ nợ của Nguyễn Hoàng Group sẽ tịch thu, tiếp quản với giá rẻ vì đây là nợ xấu
- Đất đai, tài sản của Nguyễn Hoàng trở về lại của Nhà nước
- Hai trường đại học này sẽ nhập vào Bộ giáo dục và dạy theo chương trình truyền thống. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp quản 2 trường này và cho vào hệ sinh thái của họ.